Chia sẻ kinh nghiệm du lịch bản Cát Cát ở Sapa

Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc người H’Mông nằm cách thị trấn Sapa, Lào Cai khoảng 2km. Bản Cát Cát nằm trong một thung lũng mà bốn bề là núi Hoàng Liên Sơn.

Khi đến với du lịch Sa Pa, dù vào mùa hạ hay mùa đông thì du khách cũng không nên bỏ qua điểm tham quan du lịch hấp dẫn này.

Bản cát cát

Kinh nghiệm đi bản Cát Cát Sapa

Dưới đây là một số kinh nghiệm tham quan khu du lịch bản Cát Cát bạn có thể tham khảo:

1. Đường đi đến bản Cát Cát như thế nào?

Địa chỉ chính xác của bản Cát Cát là ở xã San Xả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Từ trung tâm TT Sapa hướng theo con đường đi Fansipan khoảng 2km là đến bản Cát Cát.

Đường xuống Bản cũng rất dễ đi bởi vì hầu như đường đều được trải nhựa, sạch sẽ. Bạn có thể lựa chọn hình thức đi bộ, có thể kết hợp ngắm cảnh núi rừng và chiêm ngưỡng toàn bộ bản làng từ trên cao.

Bản cát cát

Lưu ý:

  • Khi quay trở về, từ điểm dừng chân cuối cùng của bản Cát Cát đến thị trấn Sapa là hơn 3km. Sau quá trình đi bộ khám phá ngôi làng thì đoạn đường 3km để trở về đó sẽ khiến bạn khá là mệt.
  • Nếu sức khỏe không tốt bạn nên thuê chiếc xe máy đến bản và gửi xe ở cổng bản (không được đi xe ở trong bản).
  • Nếu bạn muốn ở lại bản vào buổi tối thì có thể thuê nhà nghỉ, vào nhà dân ngủ hoặc thuê homestay.

2. Vé vào bản Cát Cát

Bắt đầu từ ngày 1/10/2017, công ty du lịch Cát Cát Sapa đã ra thông báo tăng giá vé vào bản Cát Cát với mục đích bảo tồn nâng cấp các hạng mục du lịch trong bản như:

  • Vận hành và đưa vào hoạt động hệ thống Gọn nước cầu tre
  • Các chòi nghỉ chân cho du khách
  • Trình diễn: vẽ sáp ong, đan thêu, dệt thổ cẩm
  • khôi phục mở rộng sự nguyên bản
  • Phát triển đa dạng vườn hoa Sapa…
Bài viết liên quan:  Chia sẻ kinh nghiệm tham quan Suối vàng Thác Tình Yêu ở Sapa

Giá vé đi bản Cát Cát hiện nay là:

  • 70.000 / vé / người lớn
  • 30.000 / vé / trẻ em
  • Thuê quần áo dân tộc 50k/người
  • Phí gửi xe 10k / xe

Giờ mở cửa/đóng cửa: 

Bản Cát Cát mở cửa vào lúc 05:00 P.M và đóng cửa vào lúc 10:00 P.M.

*Chú ý nhỏ: Ở quầy bán vé có rất nhiều những tấm bản đồ. Bạn có thể lấy miễn phí và tấm bản đồ đó rất hữu dụng. Trên đó có ghi tất cả các điểm tham quan nổi tiếng ở bản Cát Cát và hướng dẫn đường đi – sẽ rất hữu dụng cho cuộc khám phá của bạn

3. Phương tiện di chuyển

Bạn có thể tham quan bản Cát Cát bằng xe máy, đi bộ hoặc thuê taxi. Tuy nhiên, phương tiện di chuyển phổ biến nhất đó là xe máy. Đi xe máy bạn có thể dừng chân tùy ý nếu muốn ngắm cảnh, check-in.

Bạn chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển là tới bản Cát Cát. Còn tham quan mất bao lâu còn tùy thuộc vào lịch trình di chuyển của du khách.

Bản Cát Cát Sapa có gì đẹp và hấp dẫn?

Trước khi quyết định ghé thăm bản Cát Cát chắc hẳn ai cũng sẽ đặt ra câu hỏi: Bản Cát Cát có gì?

Bản cát cát

Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư.

Bài viết liên quan:  Đánh giá Top 10 lều cắm trại chắc chắn và an toàn nhất 2021

Họ còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái.

Khu du lịch bản Cát Cát có nhiều điều thú vị và hấp dẫn để khám phá. Từ những con đường nhỏ, những ngôi nhà bé xíu, làng nghề thủ công cho đến những thác suối,…

1. Kiến trúc nhà cửa

Nhà Trình Tường – Một loại kiến trúc khá lạ lẫm với du khách với ngôi nhà 3 gian lợp ván gỗ. Không gian bên trong cũng khá là đơn giản. Chủ yếu là thờ cúng, tiếp khách và tích trữ lương thực thu hoạch được,…

2. Nghề thủ công

Ở đây, ngoài việc canh tác lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Người dân tộc H’mong còn có rất nhiều nghề như: trồng bông, lanh, dệt vải, chạm trổ bạc, chế tác trang sức.

Thổ cẩm được người dân dệt có rất nhiều hình dáng, hoa văn khác nhau. Bằng việc lấy phẩm nhuộm từ tro và lá rừng với kỹ thuật nhộm chàm. Thổ cẩm có 4 màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng và vàng.

Du khách có thể mua thổ cẩm nơi đây hoặc mua những sản phẩm trang sức như: vòng cổ, vòng tay, nhẫn,… được làm từ bạc, đồng, nhôm nhờ kỹ thuật chạm, khắc tỉ mỉ.

Bài viết liên quan:  Kinh nghiệm Trekking đỉnh Ngũ Chỉ Sơn Sapa chi tiết từ A - Z

3. Phong tục tập quán

Trang phục truyền thống:

Phụ nữ quấn khăn quanh đầu bằng tấm vải, trên cổ áo và cả áo khoác thêu những họa tiết cổ. Thắt lưng được thêu tua rua với các họa tiết khá là cầu kỳ. Váy xòe có hình nón cụt.

Ðàn ông thì mặc áo xẻ nách và có áo khoác ở bên ngoài. Đầu thì đội chiếc mũ làm bằng vải lanh.

Phong tục Kéo vợ:

Không giống như phong tục “cướp vợ” như một số nơi khác. Phong tục kéo vợ ở đây lại rất tôn trọng quyền lựa chọn của người phụ nữ.

Nếu một chàng trai đem lòng yêu một cô gái, họ sẽ mời bạn bè ăn uống và nhờ họ “kéo” cô gái về nhà và giữ lại nhà trong 3 ngày. Sau 3 ngày nếu cô gái đồng ý làm vợ thì sẽ tổ chức lễ cưới, còn ngược lại thì họ sẽ là bạn bè.

Lễ hội Gầu Tào:

Đây là lễ hội được tổ chức để cầu phúc hoặc cầu mệnh cho người dân ở bản. Trong lễ hội bạn sẽ được chiêm ngưỡng những điệu múa, âm sắc đặc trưng của đồng bào người Mông như: tiếng khèn lá, tiếng sáo Mông, tiếng đàn môi và tiếng hát.

4. Ẩm thực

Về ẩm thực, du khách có thể thưởng thức những món ăn được chế biến khá độc đáo như: thắng cố, thịt hun khói khăng-gai, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị… tại quán ăn nơi đây hoặc tại nhà dân.

Bài viết liên quan:  Top 28 địa điểm du lịch Bình Dương hấp dẫn bạn cần phải biết

Đây đều là đồ ăn đặc trưng của người bản địa sinh sống tại đây. Ngoài ra, bạn có thế uống rượu ngô Mông, rượu táo mèo.

5. Khám phá thác Tiên Sa

Thác Tiên Sa là một trong những thắng cảnh du lịch du khách không thể bỏ qua khi đến bản Cát Cát – Sapa. Quyến rũ ngay từ tên gọi, hẳn bạn cũng đã mường tượng ra phần nào vẻ đẹp thác Tiên Sa.

Bản cát cát

Tại sao lại gọi là thác Tiên Sa?

Tại sao lại gọi là thác Tiên Sa? Liệu ở đây thực sự từng có Tiên, hay là ý nói đến vẻ đẹp như tiên của những cô nàng người H’Mông? Thực sự, cái tên thác Tiên Sa không khỏi khiến nhiều du khách cảm thấy tò mò.

Theo người dân địa phương, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về thác Tiên Sa. Người thì bảo rằng: trước đây, khu vực gần thác có tộc tiên sinh sống. Nhưng có người lại bảo vào những đêm tối đẹp có trăng những nàng Tiên giáng trần xuống đây tắm, gội nên tên gọi là thác Tiên Sa.

Tuy nhiên, sự tích về thác Tiên Sa là gì không còn quá quan trọng, bởi vẻ đẹp thác Tiên Sa đã hút hồn du khách khi đặt chân tới đây, mọi câu chuyện hay sự thật trong đó đều không còn quan trọng.

Sở dĩ thác Tiên Sa còn có tên gọi khác là thác Cát Cát là vì thác này nằm trong bản Cát Cát.

Bài viết liên quan:  Bảo hiểm du lịch là gì? Tìm hiểu về các loại bảo hiểm du lịch

Khám phá vẻ đẹp của thác Tiên Sa

Muốn đến bản Cát Cát bạn phải đi qua môt cây cầu gọi là Cầu Si. Cây cầu này bắc qua suối Cát Cát và thác Tiên Sa Đây là thác nước chảy từ trên đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn xuống.

Sau khi qua cầu, trước mắt du khách sẽ hiện lên ngọn thác, nước đổ từ trên cao xuống ào ạt, tung bọt trắng xóa, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ mà lại cực kỳ thơ mộng. Các bạn có thể chuẩn bị một tấm bản đồ Sapa để dễ dàng hơn cho việc di chuyển.

Ngay gần thác Cát Cát là nhà văn hóa, tại đây những cô gái và chàng trai H’Mông thường tụ tập múa hát trong điệu nhạc của những chiếc khèn thanh thoát hòa quyện vào tiếng thác nước nơi núi rừng.

Không những vậy, gần đấy có một số gian hàng bán những đặc sản nơi đây. Du khách có thể tụ tập quây quần bên bếp than hồng đỏ rực cùng nhau nướng ngô, khoai, trứng và thưởng thức chén rượu ngô ấm lòng quả là cảm giác thật tuyệt.

Ở trên là những kinh nghiệm tham quan bản Cát Cát Sapa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết. Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ Nơi Ta Đến nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.

Xem thêm:

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân là người sáng lập ra thương hiệu NTD. Tôi cùng với Ngon Gio lập ra trang web Nơi Ta Đến nhằm mục đích đánh giá những sản phẩm tốt nhất để tiết kiệm thời gian mua hàng trong thời đại công nghệ 4.0.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Nơi Ta Đến
Logo