Tìm hiểu các loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam

Việt Nam nổi tiếng về các loại hình thức du lịch: Du lịch trải nghiệm khám phá, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch tâm linh,… Cho nên hàng năm không chỉ thu hút hàng triệu khách nội địa còn rất nhiều lượt khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Con người thân thiện, cảnh đẹp tự nhiên, hoang sơ hùng vĩ, món ăn độc đáo đáo và đa dạng, văn hóa các dân tộc vô cùng đặc sắc và thú vị.

Giới thiệu về du lịch Việt Nam

Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục tăng nhanh. Năm 2013, có gần 7,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và năm 2017 có hơn 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Việt Nam có nhiều điểm du lịch đa dạng từ miền núi tới đồng bằng, bãi biển, đảo. Các điểm du lịch miền núi nổi tiếng như: Sapa, Bà Nà, Đà Lạt, Tam Đảo. Các điểm du lịch ở đồng bằng như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Nam Định…

Các điểm du lịch ở các bãi biển như: Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Thịnh Long, Sầm Sơn, Cửa Lò… và các đảo như: Cát Bà, Cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,…

Các loại hình du lịch ở Việt Nam

5 Loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam

1. Hình thức du lịch nghỉ dưỡng

Đôi khi chỉ cần 1 cú nhấp chuột booking vé tàu xe, booking vé phòng sau đó sắp xếp công việc là bạn cùng gia đình đã có thể tận hưởng 1 kì nghỉ tuyệt vời. Phù hợp với những người có nhu cầu nghỉ ngơi cân bằng lại sức khỏe và phù hợp dễ chịu hơn đối với những gia đình cần tính toán đến chi tiêu hàng tháng.

Bài viết liên quan:  Top 28 Địa Điểm Du Lịch Bạc Liêu “Chiều Lòng” Du Khách Khi Tới Tham Quan

Địa điểm thường được hướng tới ở đây là các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái gần với nơi bạn đang sinh sống.

Nếu kinh tế dư giả bạn hoàn toàn có thể đi đến các địa điểm nổi tiếng như du lịch biển Nha Trang, Đà Nẵng để tận hưởng cuộc sống tự do sau những ngày làm việc căng thẳng. Ở đấy có những resort với đầy đủ tiện nghi cho bạn và gia đình có một kì nghỉ đáng nhớ nhất.

2. Hình thức du lịch tìm hiểu văn hóa

Loạị hình du lịch tìm hiểu văn hóa thường dành cho những người yêu lịch sử cội nguồn hay muốn tìm hiểu tri thức nhân loại. Ngoài những dấu tích cổ mà bạn có thể tìm hiểu, cũng có những cảnh đẹp rất độc đáo và đẹp cho ta thưởng thức.

3. Hình thức du lịch trải nghiệm – Tìm cảm giác mới

Với hình thức du lịch trải nghiệm, thường có 2 hình thức phổ biến hiện nay đó là: Du lịch bụi (hay còn gọi là phượt) và du lịch trekking.

Với hình thức thứ nhất yêu cầu bạn hoặc người đi cùng cần có một chút kiến thức về xe cộ. Vì phương tiện chủ yếu của chúng ta là xe máy và vượt những cung đường hoang vu, heo lánh.

Một ngày đẹp trời đang đi mà lốp xe không còn tý hơi nào và cách khu dân cư khoảng vài chục đến cả trăm km thì khá khoai cho những ai không biết một chút về món này.

Bài viết liên quan:  Khám phá khu du lịch sinh thái núi Hàm Rồng ở Sapa

Hình thức này đang rất phổ biến với bạn trẻ. Nó khá tiện đôi khi chỉ cần sách balo lên và đi việc ăn ở không quá quan trọng với chúng ta. Chỉ đến những vùng đất mới và được trải nghiệm cảm giác xa nơi thân quen là tuyệt vời rồi.

Hình thức thứ 2 là du lịch kiểu trekking đã rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam đang là một trào lưu của những ai thích khám phá ưa mạo hiểm và yêu thích cảm giác chinh phục.

Trekking là một hoạt động đi bộ đường dài, hay có thể là đi bộ dài ngày. Băng qua những cánh rừng nguyên sinh vượt qua những ngọn núi cao nhất với mục đích chính là khám phá và thưởng thức phong cảnh đấy chính là niềm đam mê của các Trekkers.

4. Hình thức du lịch ẩm thực

Nếu như nghe thấy ai nói ở điểm du lịch này khá nổi tiếng với các món ăn trong khi bạn thì rất hào hứng và chỉ muốn “xách ba lô lên và tới ngay” thì bạn là một tín đồ của du lịch ẩm thực.

Nước ta là một nước nhiệt đới nên thực vật và động vật rất đa dạng điều đó tạo nên một văn hóa ẩm thực gần như có đặc biệt nhất trên thế giới.

Với 54 dân tộc từ miền núi tới vùng biển đâu đâu cũng có những đặc sản độc đáo. Chính vì vậy du lịch ẩm thực Việt Nam là một hình thức được rất nhiều bạn bè trên thế giới tò mò muốn thưởng thức dù chỉ một lần.

Bài viết liên quan:  Khu di tích tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu

5. Hình thức du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch khá đặc thù bởi tính chất mang trong nó là tôn giáo tín ngưỡng. Nếu bạn là tín đồ của Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo bạn có thể ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng như chùa hương chùa Yên Tử…hay nhà thờ nổi tiếng như nhà thờ lớn Hà Nội.

Tuy nhiên khi vào những nơi như này bạn cần chú ý đến trang phục để phù hợp với không khí linh thiêng vốn có của nó.

Những vùng miền du lịch ở Việt Nam

Các vùng miền du lịch ở Việt Nam

Việt Nam gồm có 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Tuy nhiên, để khái quát về du lịch Việt Nam thì chúng tôi chia ra 7 vùng du lịch thay vì chỉ phân theo 3 Miền.

7 vùng du lịch gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.

Miền Bắc: gồm các tỉnh phía Bắc tỉnh Thanh_Hóa.

  • Tây Bắc Bộ (6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
  • Đông Bắc Bộ (9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.
  • Đồng bằng Sông Hồng (10 tỉnh): Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam.

Miền Trung: từ Thanh Hóa tới Bình Thuận.

  • Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Bài viết liên quan:  Đánh giá Top 10 lều cắm trại chắc chắn và an toàn nhất 2021

Miền Nam: từ Bình Phước trở vào.

  • Đông Nam Bộ (6 tỉnh): TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
  • Tây Nam Bộ (miền Tây) (13 tỉnh): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Các tiêu chí phân vùng du lịch Việt Nam:

  1. Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.
  2. Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch.
  3. Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống.
  4. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình quân đầu người.
  5. Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.

Xem thêm:

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân là người sáng lập ra thương hiệu NTD. Tôi cùng với Ngon Gio lập ra trang web Nơi Ta Đến nhằm mục đích đánh giá những sản phẩm tốt nhất để tiết kiệm thời gian mua hàng trong thời đại công nghệ 4.0.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Nơi Ta Đến
Logo