Hướng dẫn cách chọn bộ phát Wifi tốt nhất bạn nên tham khảo

Thị thường hiện nay có rất nhiều bộ phát Wifi đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như Tenda, Tp-Link, hay Asus… Nếu đang có nhu cầu mua một bộ phát wifi cho gia đình hay doanh nghiệp thì đừng vội vàng quyết định để tránh việc mua về rồi lại không dùng được, hoặc mua phải hàng nhái, hàng chất lượng kém dùng một thời gian đã phải bỏ đi gây lãng phí. Hãy đọc bài viết: Hướng dẫn cách chọn bộ phát Wifi tốt nhất để hạn chế tối đa tình trạng không mong muốn này nhé.

Đầu tiên chúng ta sẽ phải hiểu được những thông số cơ bản về các thiết bị mạng như sau:

Tìm hiểu về các loại thiết bị mạng

1. Access Point?

Access Point là cục chia mạng hay còn được gọi là Switch/Hub. Thiết bị này không có chức năng phát Wifi mà nó có mục đích chính là dùng cho các thiết bị nối mạng dây LAN. Nó thường được sử dụng cho các doanh nghiệp, các quán net hay các gia đình có nhiều thiết bị nối qua mạng LAN như PC, Tivi và Camera…

Thiết bị Access Point không có khả năng cấp phát IP mà Model của nhà mạng mới chính là thiết bị cấp phát IP. Access Point có giá thành rẻ nhất bởi các tính năng cơ bản của nó. Tại các doanh nghiệp khi có nhiều máy tính bàn thì thường sẽ đầu tư 1 Access Point (Switch/Hub) từ 16 – 24 cổng. Còn tại gia đình thường bạn sẽ thấy model nhà mạng sẽ hay có khoảng 4 cổng. Nếu gia đình có nhiều thiết bị thì bạn cũng có thể mua thêm 1 chiếc Access Point có số lượng cổng phù hợp.

Ví dụ như gia đình mình có khá nhiều phòng và mỗi phòng lại có 1 chiếc TV nên mình đã mua 1 Swith 16 cổng để cả gia đình sử dụng. Với thiết bị Switch này thì thương hiệu TP Link sẽ là chuẩn và ổn định nhất mà mức giá lại rẻ nên sử dụng khá là ổn.

Mọi người có thể tham khảo: Switch của TP-Link -TL-SF1016DS – 16 – Port giá 1.290.000đ

2. Router wifi?

Router wifi có khả năng phát wifi và là thiết bị có nhiệm vụ chia sẻ internet tới các thiết bị khác trong cùng một lớp mạng. Nếu như bạn sử dụng Model của các nhà mạng phổ biến như VNPT, FPT hay Viettel thì sẽ thường có thêm cả cổng LAN và thêm cả tính năng phát Wifi trong bộ Router Wifi này.

Bài viết liên quan:  Jonathan galindo là ai? Kẻ nguy hiểm gây sốt cộng đồng mạng có gì nguy hiểm
Bộ phát Wifi Tp-link

Ở đây có 2 thứ bạn cần quan tâm đó là: Router Wifi có nhiều loại khác nhau. Loại ít dâu hay loại nhiều dâu nó không phải là vấn đề quan trọng. Không phải cứ nhiều dâu thì phát sóng Wifi khoẻ hơn. Điều này không đúng với tất cả.

Nếu bạn lắp Router wifi cho gia đình thì có 1 vấn đề mà bạn cần lưu ý là ở Việt Nam, trong các gia thường có các khung sắt hoặc thép và có tường rất chắc chắn. Chính vì vậy khả năng phát sóng Wifi cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Có nhiều trường hợp ở tầng 1 lại không thể bắt được sóng Wifi đặt trên tầng 2.

Lúc này sẽ có 2 cách: 1 là lắp cho mỗi tầng 1 bộ wifi; 2 là lắp 1 bộ wifi có bước sóng nhỏ để có thể xuyên qua được tường. Nếu thuận tiện thì lời khuyên đưa ra là bạn nên lắp theo cách 1. Tuy nhiên thì 1 nhà cũng chỉ nên tối đa có từ 2 – 3 thiết bị phát sóng Wifi mà thôi.

3. Modem wifi?

Modem là tên viết tắt của modulator and demodulator là thiết bị có khả năng điều chế sóng tín hiệu. Loại Modem wifi được sử dụng phổ biến hiện nay là cáp quang và cáp đồng. Các thành phố lớn hầu như đều sử dụng cáp quang.

Modem wifi chính là bộ thiết bị mà khi lắp mạng thì nhà mạng sẽ lắp cho bạn. Nó lầ thiết bị dùng để kết nối với mạng Internet.

Các chuẩn phát Wifi và băng tần bạn cần biết

Dưới đây là cách giúp bạn chọn đúng thiết bị cho phù hợp nhu cầu sử dụng nhé.:Cách chuẩn bộ phát Wifi cần biết

Nếu như bạn nào đã và đang sử dụng Macbook thì mình tin là sẽ thấy quen với chuẩn 802.11ac. Đây là chuẩn mới nhất và đang được tích hợp trên các dòng máy tính Macbook. Macbook có khả năng bắt sóng Wifi tốt hơn nhiều so với Windows vì được sử dụng chuẩn mới này.

Bài viết liên quan:  Friend with benefit là gì? Lợi ích và hạn chế trong mối quan hệ FWB

Theo tiêu chuẩn của thế giới, bảng này họ để là ft với 1ft=0.3m. Điều này có nghĩa bạn sẽ phải cân nhắc lựa chọn việc thiết bị bắt sóng của bạn có khoảng cách phù hợp với vị trí đặt bộ phát Wifi.

Mình sẽ đưa ra lời khuyên như sau, nếu bộ phát của nhà bạn ở tầng 2 và tầng 3 thì bạn chỉ cần chuẩn thường 802.11a hoặc 802.11g là sẽ đủ vì không ra xa được. Còn nếu bộ phát ở tầng 1 mà sân nhà bạn rộng thì nên lắp chuẩn 802.11ac vì nhiều khi bạn muốn ra cổng vẫn sử dụng đc Wifi.

Chuẩn ax hay còn gọi là Wifi 6 mới ra đời năm 2019. Bản này thì có tốc độ gấp 10 lần (X10) so với AC. Tuy nhiên thì phải cần thêm một thời gian nữa thì  chúng ta mới có các thiết bị tương thích với chuẩn AX. Chính vì vậy bạn cũng có thể cân nhắc việc mua model Wifi Ax nhưng bạn phải nhớ là: Model thì sẽ cần thiết bị như điện thoại hay máy tính nó cũng phải hỗ trợ AX thì mới dùng được nhé.

Lưu ý: Bảng cập nhật ở trên chỉ để tham khảo vì phạm vi ở trong nhà và ở ngoài trời cũng chưa được công bố nên có thể sẽ không chính xác 100%.

Tốc độ đối đa 1Gbps là như thế nào?

1Gbps chỉ là tốc độ quảng cáo thôi còn tốc độ thực tế thì chậm hơn. Tuy nhiên có nhiều bạn hiểu chưa đúng. Muốn đạt tới tốc độ này thì chúng ta cần 3 yếu tố là: Nguồn phát hỗ trợ 1Gbps, thiết bị phát hỗ trợ 1Gbps (nghĩa là bộ wifi) và thiết bị kết nối cổng hỗ trợ 1Gbps.

Chúng ta thường đăng ký mạng có vài chục MB thì tốc độ sẽ không bao giờ dùng hết số này cho nên các bạn không cần quan tâm. Tốc độ tối đa này chủ yếu là ở doanh nghiệp nếu có xây dựng mạng nội bộ hoặc máy chủ mới cần quan tâm tới nó.

Bài viết liên quan:  Hoa hồng trắng có ý nghĩa gì? Giải mã ý nghĩa của loài hoa này không phải ai cũng biết

Tính bảo mật và kết nối riêng tư.

Nếu là doanh nghiệp thì bạn nên quan tâm còn với gia đình thì yếu tố này cũng không quan trọng. Thường sẽ có 2 chuẩn bảo mật được tích hợp và WEB và WPA hay WPA2. Và bây giờ gần như mọi thiết bị đều hỗ trợ WAP và WAP2 rồi bên cạnh đó còn có cả tường lửa các thứ.

Nếu lo lắng cho dữ liệu của mình thì bạn cũng nên quan tâm tới tính bảo mật  nhưng thường bạn chỉ cần chú ý và thực hiện một số điều sau:

  • Thay đổi mật khẩu mặc định của thiết bị. Mật khẩu mặc định của thiết bị thường là admin/admin hoặc root/admin. Hãy nhớ đổi nó nhé
  • Khi đổi thì đừng đặt mật khẩu dễ nhớ kiểu 88888888 hay 123456789 hay 68686868 gì đó. Vì Pass như này ai cũng dễ dàng đoán được.

Lựa chọn bộ phát Wifi theo nhu cầu

Giải pháp đối với gia đình:

Nếu tầng 1 có ngăn cách bởi những bức tường bê tông. (Không phải là kính nhé vì kính chắn sóng rất mạnh khi có cả khung sắt bao quanh nữa).

1. TP-Link TL-WR940N chuẩn IEEE 802.11b/g/n – 450MB

Bộ phát này là lựa chọn phù hợp cho các gia đình cơ bản

TP-Link TL-WR940N chuẩn IEEE 802.11b/g/n - 450MB

TP-Link TL-WR940N – Router Wifi TPlink với Chuẩn N Tốc Độ 450Mbps

Là thiết bị dành cho các gia đình với cấu hình điểm phát sóng và chuyển tiếp sóng tốt.

Tốc độ 450MB phù hợp cho những không gian không có vật cản

Giá thành rẻ phù hợp cho mọi gia đình

Có hỗ trợ cấu hình qua App.

Có chế độ tiếp sóng máy điện thoại hay nhận diện nhầm nếu nằm trong vùng phủ sóng bị đè lên nhau. Nên dùng chế độ điểm phát sóng.

Giá tham khảo: Lazada 385.000đ, Shopee 359.000đ
Với những gia đình thông thường mà không sử dụng tín hiệu qua mạng Lan để chuyển phát thì chỉ cần chuẩn N của TP-Link TL-WR940N là đủ vì nó hỗ trợ nhiều chế độ. Tuy nhiên các bạn nên cấu hình điểm phát sóng, mình thấy tính năng tăng vùng phủ sóng hoạt động không tốt vì nhiều khi thiết bị điện thoại nó không tự chuyển đổi được mạng tốt hơn.

2. Tenda AC7 – 1200MB – 5 râu

 

Tenda AC7 - 1200MB - 5 râu

Tenda AC7 – Chuẩn AC có tốc độ 1200Mbps với 2i băng tần là 2.4Ghz 300Mbps và 5Ghz 867Mbps

Bài viết liên quan:  Top 16 cách kiếm tiền online không cần vốn an toàn, uy tín nhất 2022

Hỗ trợ 2 băng tần đồng thời trang bị 1 số công nghệ và có khả năng xuyên tường tốt hơn so với thiết bị TP-Link TL-WR940N.

Có 5 anten với độ nhậy 6dBi.

Nên chọn AC7 và AC6 có giá thấp hơn.

Hỗ trợ chuẩn 802.ac, 2 băng tần và có giá chỉ khoảng 500 – 800.000đ. Mỗi nơi sẽ bán với một mức giá và cũng có sự chênh lệch nhiều. Mình cũng không hiểu lý do lại chênh nhau nhiều như vậy. Mình giới thiệu mã AC7 nên mọi người chú ý kẻo sẽ bị nhầm giá khi so sánh. Thiết bị này mình tin là sẽ cực kỳ phù hợp khi lắp ở tầng 1 cho dù có nhiều phòng.

Giải pháp cho các doanh nghiệp:

Nếu như cuộc hội thảo có từ 200 – 300 thiết bị thì sẽ không có bộ phát Wifi nào chịu tải được nen bạn sẽ cần phải thiết kế một hệ thống.

Hệ thống này sẽ có tiêu chuẩn bao gồm:

1. Thiết bị Draytek 2912n

Đây là thiết bị mà chúng tôi khuyên là nên dùng:

Thiết bị Draytek 2912n

Thiết bị Draytek 2912n

Chỉ nên sử dụng cho đồng thời khoảng 200-300 thiết bị kết nối. Thiết bị này thường dùng cho các công ty quy mô vừa và nhỏ. Thông thường 1 nhân viên sẽ phải có ít nhất 2 kết nối là máy tính và điện thoại. Thiết bị này có thể cắm chạy đồng thời 2 đường truyền (VD: VNPT hoặc FPT). VF: FTP 65MB và VNPT 55MB thì bạn có thể dùng 120MB.

Bộ thiết bị này thì bạn có thể vừa làm Model và vừa phát Wifi 2 băng tần. Nhưng quan trọng nhất là nó có khả năng chịu đc 1000 thiết bị kết nối cùng một lúc (tức phân giải UNDP của nó tới 1000). Đó là quảng cáo của hãng còn thực tế thì chỉ khoảng 300 thiết bị thì có khả năng kết nối tốt rồi còn nếu nhiều hơn thì bạn cũng nên cân nhắc chọn một thiết bị dòng cao hơn.

Bài viết liên quan:  Thực đơn 7 ngày trong tuần đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình

2. Bộ phát Wifi thì có thể có thể là Tp-Link hay Tenda AC7 kể trên. Còn nếu muốn ổn định thì bạn nên dùng Unifi sẽ có khả năng xuyên tường, xuyên kính cực tốt.

2. UniFi thì có giá thành đắt nhưng được đánh giá là rất tốt

Chúng tôi cũng khuyên mọi người nên chọn:

UniFi thì có giá thành đắt nhưng được đánh giá là rất tốt

Ubiquiti UniFi AC LR; Chuẩn AC, chịu tải được 200 thiết bị

Công suất phát : Mạnh với tần số 2.4 GHz: 20dBm, 5GHz: 20 dBm. Chuẩn: 802.11 a/b/g/n/ac (300 Mbps/2,4GHz và 867 Mbps/ 5GHz) và có thể dùng được cả 2 băng tần. Thiết bị này có khả năng xuyên tường rất tốt đặc biệt là kính.

Bộ Unifi có mức giá khá cao nhưng đổi lại thì nó cực kỳ ổn định và cho phép nhiều thiết bị kết nối đồng thời. Nếu bạn lắp Draytek và Unifi, Drattek làm model và cấp UNDP còn Unifi sẽ phát sóng Wifi thì chúng sẽ hoạt động vô cùng hiệu quả.

Unifi thì cũng có khá là nhiều loại. Với hội trường rộng tầm 300m2 thì bạn nên lắp 2 – 3 con Wifi để hệ thống ổn định.

Lưu ý: Khi bạn lấy Draytek là model thì bạn nên báo cho bên nhà mạng là bạn không lấy model của họ mà thay bằng lấy cổng quang. Đừng nối tiếp Model của nhà mạng vào Draytek thì sẽ làm giảm hiệu suất đồng thời khiến cho  Draytek trở nên vô dụng

Kết luận:

Trên đây là những model mình đã từng lựa chọn để sử dụng và đã cho kết quả và hoạt động ổn định mà mình thấy hải lòng. Thay vì chọn mua các thiết bị quá rẻ dẫn tới việc đường truyền kém làm ảnh hưởng tới công việc thì chúng ta cũng nên đầu tư một chút. Có những thứ có thể tiết kiệm được nhưng không nên tiết kiệm quá thành sai cách.

Nếu bạn có gì chưa hiểu về cách chọn bộ phát wifi hay cần trao đổi thêm thì hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi trả lời và giải đáp ngay cho bạn nhé.

Top 5 cục phát wifi di động 3G/4G tốt nhất hiện nay

Top 10 thiết bị phát wifi 4G tốt nhất trên thị trường hiện nay

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân là người sáng lập ra thương hiệu NTD. Tôi cùng với Ngon Gio lập ra trang web Nơi Ta Đến nhằm mục đích đánh giá những sản phẩm tốt nhất để tiết kiệm thời gian mua hàng trong thời đại công nghệ 4.0.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Nơi Ta Đến
Logo