Home » Du lịch » Kinh nghiệm đi du lịch cổng trời ở Sapa – Đèo Ô Quy Hồ
Kinh nghiệm đi du lịch cổng trời ở Sapa – Đèo Ô Quy Hồ
9 Tháng Tư, 2022
Cổng trời ở Sapa cũng chính là đỉnh đèo Ô Quy Hồ từ lâu đã trở thành địa danh du lịch lý tưởng của du khách khi đến Sapa săn mây và sống ảo. Tại đây khách du lịch có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và toàn cảnh TT Sapa. Có lẽ vì thế mà người dân địa phương và khách du lịch đặt tên cho đỉnh của con đèo này là Cổng trời Sapa.
Cổng trời Sapa nằm ở đâu?
Như đã nói ở trên, cổng trời Sapa chính là đỉnh của đèo Ô Quy Hồ, nằm len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Đặc điểm của đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ còn có những tên gọi khác là: đèo Ô Qúy Hồ, đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Trạm Tôn. Nằm trên QL 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây Bắc, Việt Nam, nối từ Lào Cai sang tỉnh Lai Châu.
Về độ dài: đèo Ô Quy Hồ có một số đặc điểm sau:
2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu.
1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai.
Đèo Ô Quy Hồ giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam (~50km). Lần lượt xếp thứ 2 là đèo Khau Phạ (Yên Bái) – 40km và đèo Pha Đin (giữa Sơn La và Điện Biên) – 32km.
Ô Quý Hồ còn có biệt danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc” với chiều dài, độ cao và sự hiểm trở của nó.
Về khí hậu: Khí hậu của đèo Ô Quy Hồ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi độ cao của dãy Hoàng Liên Sơn. Từ đỉnh đèo phân ra hai bên với 2 kiểu khí hậu khác nhau:
Mùa đông: bên phía Tam Đường thời tiết ấm áp, còn bên Sapa thì lại lạnh thấu xương, sương mù bao phủ.
Mùa hè: bên Sapa khí hậu lại mát mẻ thì bên đèo phía Tam Đường lại là những cơn gió Lào mang tới những cơn nóng khô hanh thiêu đốt.
Trước đây tôi đã nghe nói đèo Ô Quy Hồ là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam bởi vì nó “cao” và “dài”.
Không chỉ là vậy, đèo Ô Quy Hồ thực sự nổi bật với núi non hùng vỹ, những con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện.
Đường đi cổng trời Sapa
Thường thì đa số du khách xuất phát đi cổng trời Sapa từ trung tâm TT Sapa theo biển chỉ dẫn đi Fansipan đi đèo Ô Quy Hồ.
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ cách thị trấn Sapa khoảng 18km.
Để có thể tham quan cổng trời Sapa (đỉnh đèo Ô Quy Hồ) thì bạn cần phải chú ý lộ trình dưới đây:
Từ trung tâm của TT Sapa bạn đi theo QL 4D theo hướng Thác Bạc, Trạm Tôn khoảng 12km là tới Thác Bạc, đây chính là chân đèo Ô Quy Hồ (từ TT Sapa sẽ có biển chỉ dẫn cụ thể về hướng đi bạn nhé).
Trạm Tôn chính là điểm để bạn có thể bắt đầu chinh phục đỉnh Fansipan.
Gần Trạm Tôn là 2 con thác nổi tiếng trong quần thể du lịch Sapa là: Thác Bạc và Thác tình yêu.
Từ Trạm Tôn bạn đi thêm khoảng 5km nữa là tới Cổng trời. Đứng trên “Cổng trời” bạn có thể phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng toàn cảnh của Thị trấn Sapa – một bức tranh tuyệt đẹp.
Trên đường đi, du khách sẽ đi qua các địa điểm du lịch nổi tiếng khác trong quần thể du lịch Sapa như: Thác Bạc, Trạm Tôn (điểm leo Fansipan và tham quan thác Tình Yêu).
*Lưu ý: Đèo Ô Quy Hồ tuy đẹp nhưng song song với nó chính là độ khó và độ nguy hiểm. Vì thế du khách lái xe hoặc đi xe máy phải chú ý đi cẩn thận (cả lúc lên đèo và xuống đèo). Đừng mải ngắm cảnh mà quên mất mình đang lái xe nhé!
Khám phá vẻ đẹp của đèo Ô Quy Hồ
Ô Quy Hồ xứng đáng là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam về: vẻ đẹp, độ dài, độ cao và độ hiểm trở.
Con đường lên đỉnh đào Ô Quy Hồ với một bên là vách đá dựng đứng, hiểm trở.
Những hôm thời tiết đẹp bạn có thể nhìn ngắm mây trắng xen lẫn với núi.
Trên đường đi du khách có thể dừng chân ở những đoạn có cảnh đẹp để ngắm cảnh, chụp hình và thưởng thức hương vị của núi rừng Tây Bắc. Lên tới đỉnh đèo thì bạn đã chinh phục thành công đèo Ô Quy Hồ rồi đấy.
Sự tích đèo Ô Quy Hồ
Nguồn gốc của cái tên Ô Quy Hồ chính là tên của con trai thần núi – Ô Quy Hồ.
TỪ THỜI XA XƯA, CÁC TIÊN NỮ NHÀ TRỜI THƯỜNG LUI XUỐNG ĐÂY TẮM MÁT. CỨ MỖI CHIỀU XUỐNG TẮM, CÁC NÀNG ĐỀU RẤT SAY MÊ VÀ THÍCH THÚ TRƯỚC CẢNH ĐẸP, KHÔNG GIAN NƠI ĐÂY.
MỘT NGÀY NỌ, NÀNG TIÊN THỨ BẢY PHÁT HIỆN CÓ MỘT CHÀNG TRAI (CHÀNG CÓ TÊN LÀ Ô QUY HỒ) – CON TRAI CẢ CỦA THẦN NÚI NGỰ TRỊ TRÊN DÃY AI LAO ĐANG NHÓM NỬA, NẤU CƠM BÊN DÒNG SUỐI VÀNG, TRONG LÚC CHỜ CƠM CHÍN, CHÀNG ĐÃ LẤY CÂY SÁO TRÚC RA THỔI.
TIẾNG SÁO VANG XA, LÚC TRẦM, LÚC BỔNG. CÓ MỘT LẦN, VÌ QUÁ MẢI MÊ LẮNG NGHE TIẾNG SÁO, NÀNG QUÊN MẤT LÀ PHẢI VỀ TRỜI, RỒI TRONG ĐÊM TỐI, KHÔNG CHỊU ĐƯỢC GIÁ LẠNH NƠI NÚI RỪNG, NÀNG ĐÃ ĐẾN BÊN CHÀNG ĐỂ SƯỞI NHỜ ĐỐNG LỬA ẤM ÁP.
ĐÊM ẤY, TRONG ĐÊM TỐI CỦA RỪNG NÚI, BÊN ÁNH LỬA BẬP BÙNG, CHÀNG ĐÃ DÙNG CHIẾC SÁO CỦA MÌNH THỔI CHO NÀNG NGHE NHỮNG TÌNH KHÚC MÊ HỒN, SAY ĐẮM. CHÀNG THỔI HAY ĐẾN NỖI MÀ CẢ NHỮNG CON THÚ RỪNG NHƯ HƯƠU, NAI, HỔ, BÁO VÀ CHIM RỪNG… CÙNG NHẢY MÚA VÀ HÒA THEO GIAI ĐIỆU DU DƯƠNG CỦA TIẾNG SÁO,…
THỜI GIAN NHƯ NGỪNG TRÔI CHO ĐẾN KHI ÁNH MẶT TRỜI LẤP LÓ QUA NHỮNG NGỌN CÂY, NÀNG MỚI VỘI VÃ BAY VỀ TRỜI. RỒI NGÀY NÀO CŨNG VẬT, NẰNG XUỐNG THĂM CHÀNG VÀ NGHE NHỮNG ĐIỆU NHẠC DU DƯƠNG, CHO ĐẾN KHI NHÀ TRỜI PHÁT HIỆN VÀ KHÔNG CHO NÀNG THEO CÁC CHỊ XUỐNG THÁC TẮM NỮA.
NÀNG NHỚ CHÀNG DA DIẾT, CHIỀU CHIỀU, NÀNG ĐỀU TỪ CỔNG TRỜI NHÌN XUỐNG THÁC TRẦN GIAN ĐỂ MONG ĐƯỢC NHÌN THẤY CHÀNG VÀ NGHE TIẾNG SÁO CỦA CHÀNG NHƯNG KHÔNG THẤY CHÀNG ĐÂU; NÀNG QUÁ BUỒN PHIỀN VÀ TUYỆT VỌNG. CUỐI CÙNG NÀNG ĐÃ BIẾN THÀNH MỘT CHÚ CHIM LÔNG VÀNG BAY QUANH ĐỈNH NÚI VÀ LUÔN MIỆNG KÊU 3 TIẾNG Ô QUY HỒ DA DIẾT KHÔNG NGUÔI.
Câu chuyện tình yêu của chàng Ô Quy Hồ và nàng tiên thứ bảy cũng chính là nguồn gốc của 3 địa danh du lịch nổi tiếng: Thác Tình Yêu, đèo Ô Quy Hồ, cổng trời Sapa.
Nguyễn Tiến Quân là người sáng lập ra thương hiệu NTD. Tôi cùng với Ngon Gio lập ra trang web Nơi Ta Đến nhằm mục đích đánh giá những sản phẩm tốt nhất để tiết kiệm thời gian mua hàng trong thời đại công nghệ 4.0.