Du lịch

Du lịch là gì? Tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm du lịch

Du lịch là việc thực hiện một chuyến đi của con người, với nhiều mục đích cụ thể riêng biệt đến một nơi khác mà không phải để định cư và có sự trở về sau chuyến đi.

Du lịch là đi để vui chơi, giải trí là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh.

Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch là những người “đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác.

Thông tin Du Lịch

Show next

Đặc điểm của du lịch

Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp du khách vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan…).

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một hình thức nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến tại Việt Nam.

Các hình thức đi du lịch phổ biến

Nhu cầu du lịch của du khách tăng nhanh trong những năm trở lại đây nên cũng có những hình thức du lịch khá mới mẻ được thiết kế để phục vụ cho những sở thích của nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau.

Văn hóa du lịch

Văn hoá du lịch là tổng hoà các yếu tố về văn hoá và du lịch. Những người hiểu biết về văn hóa của các quốc gia, vùng miền sẽ biết cách ứng xử, giao tiếp hợp lý đối với từng vùng miền cụ thể.

Theo đó, đối với các sinh viên học ngành văn hoá du lịch sẽ được tìm hiểu sâu về văn hoá của một quốc gia, một vùng miền cụ thể. Đồng thời, họ cũng được học các kỹ năng quan trọng về du lịch để có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị chuyên về du lịch.

Đồ dùng cần thiết khi đi du lịch

Trước mỗi chuyến đi du lịch, bạn đã bao giờ bối rối không biết nên đem theo gì? Không biết sắp xếp đồ đạc mang theo thế nào cho hợp lý?

Đừng lo, bạn có thể tham khảo bài viết: Những vật dụng cần thiết bạn không thể thiếu khi đi du lịch.

Xem thêm: Những vật dụng cần thiết không thể thiếu khi đi du lịch

Vùng du lịch

Để khái quát về du lịch, noitaden.net sẽ phân loại theo đặc điểm địa lý của các địa danh du lịch: Du lịch vùng núi – Du lịch miền biển – Du lịch đô thị – Du lịch thôn quê.

  • Vùng núi: So với 3 hình thức du lịch: Du lịch miền biển – Du lịch đô thị – Du lịch thôn quê thì du lịch vùng núi là hình thức du lịch được yêu thích nhất. Không chỉ bởi những nét phong tục, văn hóa mới lạ mà còn bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ làm say mê lòng người….
  • Vùng biển: Ngày nay, du lịch biển – đảo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển. 7 bãi biển được đánh giá là đẹp nhất ở Việt Nam là: Phú Quốc, Côn Đảo, Hồ Cốc, Mũi Né, Nha Trang, Cửa Đại, Mỹ Khê.
  • Vùng thôn quê: Khác xa với những khu resot hay đô thị tráng lệ. Nét dân dã, cuộc sống bình dị của người dân thôn quê hòa quyện với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc đã tạo nên sức hút cực kỳ mãnh liệt đối với du khách.
  • Vùng đô thị: Việt Nam quy hoạch 12 đô thị du lịch gồm: SaPa, Đồ Sơn, Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An (thuộc tỉnh Quảng Nam), Nha Trang, Phan Thiết, Đà lạt, Vũng Tàu.

Phương tiện đi du lịch

Trong một chuyến đi, không chỉ những điểm tham quan mới là mối quan tâm hàng đầu mà các phương tiện di chuyển cũng như cách thức đi lại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyến đi của bạn.

  • Đường bộ: Xe máy, Ô tô, Xe đạp, đi bộ
  • Đường sắt: Tàu hỏa
  • Đường biển: Tàu thủy, Phà, Thuyền, Ca lô, Du thuyền
  • Đường hàng không: Máy bay

Trường đào tạo về ngành du lịch

Như các bạn đã biết ngành du lịch là một trong 10 ngành “hot” nhất hiện nay ở nước ta bởi nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai là rất lớn, không chỉ vậy mức thu nhập còn tương đối cao.

Vì vậy, rất nhiều thí sinh khi đăng ký thi Đại Học đã lựa chọn chuyên ngành du lịch. Không chỉ vì sở thích, đam mê mà còn vì cơ hội việc làm khi ra trường.

Tìm hiểu về du lịch Việt Nam

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011. Chia ra 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược đến năm 2010, các vùng du lịch gồm:

1. Vùng trung du miền núi phía Bắc

Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

  • Sơn La – Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
  • Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Fansipan và vườn quốc gia Hoàng Liên.
    Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.
  • Thái Nguyên – Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
  • Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

2. Đồng bằng sông Hồng & duyên hải Đông Bắc

Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh. Gồm 3 trọng điểm du lịch là:

  • Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.
    Quảng Ninh – Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long – Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.
  • Ninh Bình gắn với Tam Cốc Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc – Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

3. Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  • Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
  • Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng – sông Lam, Xuân Thành…
  • Quảng Bình – Quảng Trị gắn với Phong Nha Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.

4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  • Đà Nẵng – Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
  • Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
  • Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…

5. Vùng Tây Nguyên

Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch là:

  • Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng.
  • Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Gia Lai – Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

6. Vùng Đông Nam Bộ

Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch:

  • Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.
    Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
  • Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

7. Vùng Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long)

Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Vùng này có 4 trọng điểm du lịch:

  • Tiền Giang – Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.
  • Cần Thơ – Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.
  • Đồng Tháp – An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.
  • Cà Mau gắn với U Minh – Năm Căn – mũi Cà Mau.

Du lịch thế giới

Các khu vực và địa điểm du lịch đẹp trên Thế Giới:

  • Châu Âu: Những kì quan thế giới và những cảnh đẹp: Tháp Eiffel ở Paris, Đồng hồ Big Ben ở London, Tháp nghiêng Pisa ở Italia, Đấu trường Colosseum ở Roma….
  • Châu Á: Vịnh Hạ Long ở Việt Nam, Cam Túc ở Trung Quốc, Okinawa ở Nhật Bản, El Nido ở Philippines…..
  • Châu Mỹ: Vườn quốc gia Torres del Paine ở Chile, San Juan ở Puerto Rico, Buzios ở Brazil, Arequipa ở Peru…..
  • Châu Phi: Kim tự tháp ở Ai Cập, Sa mạc Sahara ở, Hồ Malawi ở Malawi, Thung lũng các vị vua ở Ai Cập…..
  • Nam Cực: là địa điểm du lịch thám hiểm, khám phá cho người yêu thích cái lạnh buốt
  • Bắc Cực: Bảo tàng Svalbard (Svalbard Museum), Thung lũng Advent,….. khám phá Bắc cực là 1 trải nghiệm vô cùng thú vị cho các bạn trẻ yêu thám hiểm.
Nơi Ta Đến
Logo