Làm thế nào để thiết kế cột đèn LED năng lượng mặt trời tốt nhất?
Làm thế nào để có cột đèn LED năng lượng mặt trời tốt nhất nghe có vẻ dễ dàng, nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Có rất nhiều lựa chọn có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Giữa cột thép, nhôm hay bê tông, cột đế neo hay chôn trực tiếp… mọi vật liệu và kiểu dáng đều trông có vẻ hoàn hảo cho dự án đèn năng lượng mặt trời.
Cùng điểm qua một số ưu và nhược điểm của từng loại cột và xem xét một số thông tin để giúp bạn quyết định cột đèn như thế nào là tốt nhất cho dự án của bạn.
Tại sao thiết kế cột đèn lại quan trọng?
Trước tiên, hãy hiểu tại sao việc thiết kế cột đèn cho hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời hoặc hệ thống điện không dây từ xa lại quan trọng như vậy. Nhiều công ty năng lượng mặt trời đã cho ra một giải pháp phù hợp với tất cả. Nhưng thật không may, ở một số khu vực, chẳng hạn như vùng khí hậu ven biển hoặc những nơi gió lớn, các cột điện này có thể dễ dàng đổ xuống, gây nguy hiểm cho người và tài sản.
Với cột đèn thiết kế, bạn không phải lo lắng sẽ có bất kỳ sự cố nào xảy ra đối với hệ thống đèn năng lượng mặt trời, đặc biệt là ở những khu vực nhiều gió. Thêm vào đó, một cột đèn thiết kế sẽ đảm bảo đèn được lắp ở một độ cao chính xác.
Tại sao kích thước cột đèn lại quan trọng?
Kích thước lớn không phải lúc nào cũng tốt, nhưng trong một số trường hợp, kích thước vẫn quan trọng. Ví dụ, một cột đèn năng lượng mặt trời không chỉ chịu trọng lượng và EPA mà còn chịu toàn bộ hệ thống đèn năng lượng mặt trời. Vì vậy, ngay cả một hệ thống nhỏ cũng sẽ cần phải bù lại trọng lượng và EPA của thiết bị.
Trong trường hợp gió lớn, việc cột không đúng kích thước có thể gây ra hỏng hóc và khiến cột bị đổ, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm nếu ai đó bị thương. Cột đèn thiết kế sẽ đáp ứng các yêu cầu về kích thước cột đối với trọng lượng và EPA, đảm bảo bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào.
Ngoài ra, trong một số trường hợp sẽ cần thêm không gian bên trên nơi gắn cố định. Do đó, đảm bảo cột đủ cao để đón năng lượng mặt trời ở phần trên cùng và lắp đặt chính xác vật cố định là chìa khóa để giữ mức ánh sáng hợp lý.
Ví dụ: Nếu vật cố định gắn ở chiều cao 15m nhưng có giá đỡ đèn lớn sẽ cần thêm nhiều không gian hơn, trong khi giá đỡ nhỏ hơn sẽ cần ít hơn.
Xem thêm: 4 mẹo lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời
Lợi ích của việc chọn cột chôn trực tiếp
Cột chôn trực tiếp là một lựa chọn hiệu quả hơn về chi phí trong hầu hết mọi trường hợp. Vì cột được xây dựng bằng một đoạn ống duy nhất, đôi khi có một đầu phẳng, nó không có thêm chi phí bổ sung ở cột gốc neo.
Cột chôn trực tiếp cũng dễ lắp đặt hơn nhiều so với chôn neo. Đầu tiên cần đào một cái hố với đường kính và độ sâu cụ thể. Sau đó, cột đèn được đưa vào và cố định bởi các chất liệu như xi măng…
Các cột chôn trực tiếp có thể được điều chỉnh theo nền đất, đó là một lựa chọn tuyệt vời. Hãy đảm bảo rằng cột đèn hướng về phía nam vì nó không được chôn trên nền móng đổ sẵn. Tuy nhiên, trên nền đất cát hoặc đất tơi xốp có thể phải yêu cầu lấp đất thêm. Vì vậy hãy biết rõ loại đất nơi lắp đặt cột.
Cột chôn trực tiếp không yêu cầu tấm đế hàn, bu lông neo, miếng chêm hoặc đai ốc kép để san lấp mặt bằng. Quá trình lắp đặt không chỉ nhanh hơn, mà quá trình sản xuất cũng nhanh hơn. Nếu bạn cần thời gian lắp đặt nhanh, hãy xem xét đến cột chôn trực tiếp.
Lợi ích của việc chọn cột đế neo
Cột trụ neo đặc biệt phù hợp trong các bãi đậu xe. Đế của chúng cao hơn nên sẽ bảo vệ cột khỏi hư hại từ các phương tiện.
Cột đế neo cũng cho phép chiều cao lắp đặt cao hơn mà không cần cột quá dài. Ví dụ: Nếu chiều cao để lắp vật cố định là 20m, thì trụ neo sẽ là 25m. Tuy nhiên, với cột chôn trực tiếp sẽ cần khoảng gần 30m.
Một lợi ích khác là khả năng thay thế cột nếu bị hỏng. Nghĩa là bạn có thể đặt một cột thiết kế mới để thay thế, nhưng chỉ khi các neo không bị hỏng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể thay thế bằng cột đèn không dùng cho chiếu sáng năng lượng mặt trời. Đa số các trường hợp lắp cột đèn năng lượng mặt trời thay vì cột đèn điện tiêu chuẩn, thì nền móng sẽ cần được đổ mới vì vòng tròn bu lông lớn hơn cột đèn tiêu chuẩn.
Chọn cột nhôm, cột thép hay cột bê tông?
Nhôm có thể tái chế 100% và có tuổi thọ cao, lên đến 50 năm. Nhôm cũng không bị gỉ và không bị ăn mòn, nhẹ hơn so với thép. Cột nhôm thường được sơn tĩnh điện để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của công trình. Đế cột nhôm đúc sẽ có thể được trang trí nhiều hơn.
Cột thép có chi phí thấp hơn và được làm chắc chắn hơn. Trong một vài trường hợp, cột thép có thể cao hơn mà vẫn chịu được gió lớn. Cột thép được mạ kẽm hoặc sơn hoàn thiện.
Cột bê tông được sử dụng ở các khu vực ven biển, nơi thường xảy ra gió lớn. Lý do là bê tông có thể chịu được sức gió lớn và có thể cao hơn nhiều so với các cột kim loại. Mặc dù cột bê tông có rất nhiều ứng dụng nhưng thường được sử dụng nhiều hơn với chức năng chiếu sáng những khu vực dễ bị gió lớn và bão.