Khám phá lịch sử hình thành và vẻ đẹp của nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá Sapa nằm toạ lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa – Một vị trí đắc địa khi phía sau nhà thờ được che chắn bởi núi Hàm Rồng, phía trước nhà thờ là khoảng không gian vô cùng rộng lớn nhằm phục vụ các hoạt động như: vui chơi, du lịch, văn hóa,… nhằm phát triển ngành du lịch. Đặc biệt, khoảng không gian này cũng chính là nơi diễn ra phiên chợ tình Sapa bảo mỗi buổi tối thứ 7 hàng tuần.

Đối với hầu hết du khách khi đến với Sapa thì địa điểm check – in không thể bỏ qua chính là nhà thờ cổ Sapa. Trong bài viết dưới đây Noitaden.net sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả những thông tin về lịch sử về kiến trúc,… cũng như cùng khám phá những hình ảnh tuyệt đẹp của địa danh nhà thờ đá cổ Sapa này nhé.

Giờ lễ nhà thờ đá Sapa

Với những du khách theo đạo hoặc những du khách muốn khám phá về du lịch tâm linh sẽ rất muốn biết khung giờ lễ của nhà thờ đá cổ Sapa. Sau đây sẽ là khung giờ cụ thể: Với những ngày trong tuần thì giờ lễ là vào chiều tối 19h00′ còn với 2 ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật thì giờ lễ vào 9h00′ buổi sáng.

nhà thờ đá Sapa

Lịch sử hình thành

Nhà thờ đá Sapa được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Trước khi công trình được khởi công xây dựng, những kiến trúc sư người Pháp đã phải cân nhắc, lựa chọn rất kỹ địa thế để xây dựng. Từ đó cho đến nay nhà thờ cổ Sapa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Bài viết liên quan:  Khu di tích tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu

– Giáo xứ Sapa thì được thành lập vào năm 1902 bởi các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris (Missionnaires Etrangers de Paris-MEP), dưới thời Đức Cha Phaolô Lộc (Paul Ramond).

– Tính từ khi thành lập, Nhà thờ đá Sa Pa luôn có các linh mục ở giáo xứ để phục vụ bà con giáo dân. Đến năm 1926, giáo xứ đã xây dựng được nhà xứ và một ngôi nhà thờ. Đến năm 1948, cha Ydiart Alhor Jean – linh mục chính xứ cuối cùng thuộc M.E.P. bị sát hại.

Những năm sau đó vì chiến tranh dân chúng đã phải đi sơ tán nên hầu như giáo xứ hầu không còn sinh hoạt gì nên nhà thờ và nhà xứ cũng bỏ không. Chính vì vậy, một số người dân sau khi sơ tán quay trở về đã tới nhà xứ ở đồng thời cũng dựng thêm nhà ở trong khuôn viên đất đai của nhà thờ. Cho đến nay những hộ gia đình này vẫn ở và chưa trả lại đất cho nhà thờ.

– Đến năm 1995, chính quyền ở địa phương đã cho phép sửa chữa nhà thờ. Lúc này nhà xứ và giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại. Cũng trong thời gian này, hai họ đạo người dân tộc H’mông, được thành lập vào năm 1927 là Lao Chải và Hầu Thào cũng được tái lập và sinh hoạt trở lại.

Tuy nhiên linh mục chỉ đến dâng lễ và cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn vào những dịp lễ trọng đại trong năm.

Bài viết liên quan:  Top 8 website đặt tour du lịch giá rẻ uy tín nhất hiện nay

– Từ năm 2004 – 2006, giáo xứ có Thánh Lễ mỗi Chúa nhật do cha Gioan Nguyễn Huy Tụng từ Lào Cai đến phục vụ.

– Bắt đầu từ tháng 5/2006, Sapa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú tại giáo xứ sau khoảng gần 60 năm không có cha xứ.

– Một số linh mục đã từng phục vụ tại giáo xứ Sapa phải kể đến như: Cha Ydiart Alhor Jean Thịnh (Pháp), Cha Vị (Pháp),  Cha Báu (Pháp), Cha Đối, Cha Nghĩa, Cha Ngọc, Cha Gioan Vũ Tất, Cha Phanxicô Xaviê Trần Ngọc Khiết và Cha Gioan Nguyễn Huy Tụng ……

Tình hình hiện nay của giáo xứ

Về cơ sở vật chất thì ngoài khuôn viên nhà thờ chính xứ Sapa sẽ có: tại Hầu Thào (cách nhà xứ khoảng 8km) thì có nhà thờ đang được xây dựng, tại Lao Chải (cách nhà xứ 10km) thì có nhà nguyện bằng gỗ làm từ năm 1995, tại Thôn Lý (cách Sapa 5km, là họ đạo mới được thành lập năm 2010) thì chưa có nơi cầu nguyện…

Giáo xứ Sapa hiện nay gồm có 2300 giáo dân, trong đó có khoảng gần 300 người Kinh thuộc giáo họ sở tại Sapa còn lại gần 800 người giáo họ Hầu Thào, hơn 700 người giáo họ Lao Chải và khoảng 500 người giáo họ Thôn Lý là người dân tộc H’mông.

Hằng năm số tân tòng là khoảng 30 người. Giáo lý viên của toàn giáo xứ là 25 người. Thời điểm hiện tại chưa có dòng tu nào hoạt động trên địa bàn giáo xứ.

Bài viết liên quan:  [Chia Sẻ] Kinh nghiệm đi du lịch Fansipan bằng cáp treo

Kiến trúc nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ cổ Sâp được xây dựng theo kiến trúc Gotic La Mã với mái nhà, vòm cuốn và tháp chuông,… đều là hình chóp. Với lối kiến trúc hình chóp này đã khiến công trình có nét thanh thoát và bay bổng hơn. Toàn bộ nhà thờ đều được xây dựng bằng đá đẽo và được liên kết với nhau bằng hỗn hợp cát, vôi và mật mía.

Phần tường bên phải cạnh thánh giá được tạo nhám nhìn giống nhũ đá chảy xuống. Chính nhờ đặc điểm này mà di tích nhà thờ cổ mang một vẻ đẹp rất tự nhiên.

Trần trước đây được làm bằng vôi rơm thì nay đã được làm mới. Riêng phần trần phía gác chuông thì được làm bằng hỗn hợp của sắt, vôi và rơm nên đến nay vẫn chưa lần nào phải sửa chữa.

Nhà thờ có tổng diện tích khoảng 6000m2, được chia làm nhiều khu gồm: khu nhà thờ, dãy nhà xứ, nhà ở thầy tu, nhà thiên sứ, khu chăn nuôi, khu vườn thánh, sân và hàng rào.

Trong đó, khu nhà thiên thần gồm có: 3 gian tầng trên chuyên sử dụng để cứu chữa những người ốm đau bệnh tật hoặc cho những người lữ hành ở qua đêm. Có một tầng hầm, có bếp ăn, có công trình vệ sinh và khu để xác.

Diện tích khu nhà thờ thì rộng hơn với khoảng 500m2 gồm 7 gian và tháp chuông cao hơn 20m. Bên trong khu nhà thờ là quả chuông được đúc từ năm 1932, trọng lượng 500kg và cao 1,5m.

Bài viết liên quan:  Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng: Chơi gì? Ăn gì? Ở đâu?

Trên quả chuông hiện nay vẫn còn nhìn rõ nét đúc ghi số người đã quyên góp tiền để làm quả chuông này. Phần giá đỡ của chuông được làm từ gỗ pơmusau nên sau khi được trùng tu vẫn giữ nguyên trạng,…

Từ tháng 5/2006 sau gần 60 năm không có cha xứ, giáo xứ Sapa mới chính thức có linh mục quản nhiệm nên từ thời điểm đó nhà thờ đá Sapa mới được tôn tạo và phát triển để trở thành một điểm đến không thể thiếu khi nhắc tới Sa Pa – Thành phố mờ sương.

Hình ảnh nhà thờ đá Sapa:

nhà thờ đá Sapa

Bên trong nhà thờ đá Sapa.

nhà thờ đá Sapa

Sân sau nhà thờ đá Sapa.

nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá Sapa đẹp lung linh vào buổi tối.

nhà thờ đá Sapa

Tuyết bao phủ xung quanh nhà thờ đá Sapa vào mùa đông.

Nhà thờ đá cổ Sapa là một trong những địa danh du lịch Sapa được du khách tham quan nhiều nhất. Trên đây là những thông tin và hình ảnh đặc trưng của nhà thờ đá Sapa. Nếu có dịp đến du lịch Sapa bạn đừng quên check in tại đây nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ!

Xem thêm:

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân là người sáng lập ra thương hiệu NTD. Tôi cùng với Ngon Gio lập ra trang web Nơi Ta Đến nhằm mục đích đánh giá những sản phẩm tốt nhất để tiết kiệm thời gian mua hàng trong thời đại công nghệ 4.0.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Nơi Ta Đến
Logo