Ngoài ra, trên đường đến Thác Tình Yêu Sapa bạn sẽ đi qua Thác Bạc (cách khoảng hơn 2km). Bạn nên ghé qua Thác Bạc (vì cũng tiện đường mà). Giá vé vào Thác Bạc là: 20.000/người lớn & 10.000/trẻ em + vé gửi xe 10.000/xe.
3. Sự tích về thác Tình Yêu Sapa
Tên gọi “Thác Tình Yêu” bắt nguồn từ sự tích về câu chuyện tình giữa chàng tiều phu Ô Quy Hồ – con trai cả của thần núi ngự trị trên dãy Ai Lao và nàng tiên thứ bảy.
Truyền thuyết kể lại rằng:
TỪ THỜI XA XƯA, CÁC TIÊN NỮ NHÀ TRỜI THƯỜNG LUI XUỐNG ĐÂY TẮM MÁT. CỨ MỖI CHIỀU XUỐNG TẮM, CÁC NÀNG ĐỀU RẤT SAY MÊ VÀ THÍCH THÚ TRƯỚC CẢNH ĐẸP, KHÔNG GIAN NƠI ĐÂY.
MỘT NGÀY NỌ, NÀNG TIÊN THỨ BẢY PHÁT HIỆN CÓ MỘT CHÀNG TRAI (CHÀNG CÓ TÊN LÀ Ô QUY HỒ) – CON TRAI CẢ CỦA THẦN NÚI NGỰ TRỊ TRÊN DÃY AI LAO ĐANG NHÓM NỬA, NẤU CƠM BÊN DÒNG SUỐI VÀNG, TRONG LÚC CHỜ CƠM CHÍN, CHÀNG ĐÃ LẤY CÂY SÁO TRÚC RA THỔI.
TIẾNG SÁO VANG XA, LÚC TRẦM, LÚC BỔNG. CÓ MỘT LẦN, VÌ QUÁ MẢI MÊ LẮNG NGHE TIẾNG SÁO, NÀNG QUÊN MẤT LÀ PHẢI VỀ TRỜI, RỒI TRONG ĐÊM TỐI, KHÔNG CHỊU ĐƯỢC GIÁ LẠNH NƠI NÚI RỪNG, NÀNG ĐÃ ĐẾN BÊN CHÀNG ĐỂ SƯỞI NHỜ ĐỐNG LỬA ẤM ÁP.
ĐÊM ẤY, TRONG ĐÊM TỐI CỦA RỪNG NÚI, BÊN ÁNH LỬA BẬP BÙNG, CHÀNG ĐÃ DÙNG CHIẾC SÁO CỦA MÌNH THỔI CHO NÀNG NGHE NHỮNG TÌNH KHÚC MÊ HỒN, SAY ĐẮM. CHÀNG THỔI HAY ĐẾN NỖI MÀ CẢ NHỮNG CON THÚ RỪNG NHƯ HƯƠU, NAI, HỔ, BÁO VÀ CHIM RỪNG… CÙNG NHẢY MÚA VÀ HÒA THEO GIAI ĐIỆU DU DƯƠNG CỦA TIẾNG SÁO,…
THỜI GIAN NHƯ NGỪNG TRÔI CHO ĐẾN KHI ÁNH MẶT TRỜI LẤP LÓ QUA NHỮNG NGỌN CÂY, NÀNG MỚI VỘI VÃ BAY VỀ TRỜI. RỒI NGÀY NÀO CŨNG VẬT, NẰNG XUỐNG THĂM CHÀNG VÀ NGHE NHỮNG ĐIỆU NHẠC DU DƯƠNG, CHO ĐẾN KHI NHÀ TRỜI PHÁT HIỆN VÀ KHÔNG CHO NÀNG THEO CÁC CHỊ XUỐNG THÁC TẮM NỮA.
NÀNG NHỚ CHÀNG DA DIẾT, CHIỀU CHIỀU, NÀNG ĐỀU TỪ CỔNG TRỜI NHÌN XUỐNG THÁC TRẦN GIAN ĐỂ MONG ĐƯỢC NHÌN THẤY CHÀNG VÀ NGHE TIẾNG SÁO CỦA CHÀNG NHƯNG KHÔNG THẤY CHÀNG ĐÂU; NÀNG QUÁ BUỒN PHIỀN VÀ TUYỆT VỌNG. CUỐI CÙNG NÀNG ĐÃ BIẾN THÀNH MỘT CHÚ CHIM LÔNG VÀNG BAY QUANH ĐỈNH NÚI VÀ LUÔN MIỆNG KÊU 3 TIẾNG Ô QUY HỒ DA DIẾT KHÔNG NGUÔI.
Từ đó, cái tên “Thác Tình Yêu” cũng ra đời như minh chứng cho tình yêu của nàng Tiên thứ bảy và chàng Ô Quy Hồ.
Đây cũng là lý do mà cái tên Ô Quy Hồ được đặt cho con đèo Ô Quy Hồ nổi tiếng hiện nay. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ chính là cổng trời Sa Pa – Nơi tiếp giáp giữa trời và đất, từ xa xưa cũng là nơi tiếp xúc giữa thần tiên và con người.
Xem thêm: